Hội nghị đã thu hút được sự tham gia đông đảo của giảng viên, viên chức và sinh viên Nhà trường. Mục tiêu của hội nghị nhằm phổ biến nội dung quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, góp phần thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 - 2021” ban hành kèm theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 01/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Phát biểu khai mạc hội nghị, PGS.TS Nguyễn Bá Chiến khẳng định phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, trong đó có các cơ sở giáo dục đại học nhằm đề cao trách nhiệm và từng bước hình thành thói quen chủ động học tập, tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng của mọi công dân.
PGS.TS Nguyễn Bá Chiến phát biểu khai mạc
Hội nghị đã được nghe TS. Nguyễn Đình Quyền – Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Đại biểu Quốc hội khóa 12, 13 phổ biến nội dung và những điểm mới cơ bản của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. TS. Nguyễn Đình Quyền nhấn mạnh vai trò của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 với tư cách là một trong những công cụ pháp lý quan trọng, quy định nhiều biện pháp cụ thể về phòng ngừa tham nhũng như: công khai, minh bạch tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn; xây dựng quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; kiểm soát xung đột lợi ích...
Theo TS. Nguyễn Đình Quyền, để tổ chức thi hành có hiệu quả Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, trên cơ sở quy định của pháp luật, những vấn đề đặt ra cần tiếp tục phải được giải quyết, đó là hiệu quả của các thiết chế kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát nhằm phát hiện tham nhũng; đồng thời tiếp tục nghiên cứu giải pháp để kiểm soát và xử lý đối với tài sản chưa giải trình được nguồn gốc.
Ngoài ra TS. Nguyễn Đình Quyền cũng nhấn mạnh đến việc xác định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và trách nhiệm của toàn xã hội trong phòng, chống tham nhũng là một trong những giải pháp không thể thiếu; đặc biệt cần quan tâm đến việc xây dựng Luật Trách nhiệm công vụ Nhà nước trong thể chế công vụ ở Việt Nam.
Hội nghị phổ biến chuyên đề “Luật Phòng, chống tham nhũng – Những vấn đề đặt ra” đã định hướng và gợi mở nhiều nội dung quan trọng, thiết thực trong hoạt động thi hành pháp luật, giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên, viên chức, sinh viên của Đánh bài online .
Tác giả: Tin bài: Khoa Pháp luật hành chính; Hình ảnh: Quang Huy
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn