I.Danh sách cán bộ viên chức Phòng Tổ chức cán bộ
STT |
Họ và tên |
Chức vụ |
1 |
Phạm Ngọc Trụ |
Q. Trưởng phòng |
2 |
Phạm Thị Nga |
Phó Trưởng phòng |
3 |
Nguyễn Đức Đồng |
Chuyên viên chính |
4 |
Nguyễn Thị Hoàng Lý |
Chuyên viên |
5 |
Lê Thị Thanh Tuyền |
Chuyên viên |
6 |
Phạm Thanh Phú |
Chuyên viên |
7 |
Khúc Thị Ngọc Hoa |
Chuyên viên |
8 |
Đỗ Thu Hằng |
Chuyên viên |
9 |
Nguyễn Thanh Cảnh |
Tổ trưởng Tổ Thanh tra |
10 |
Phạm Duy Cảnh |
Chuyên viên |
II.Giới thiệu Phòng Tổ chức cán bộ
Phòng Tổ chức cán bộ được thành lập theo Quyết định 204/QĐ-ĐHNV ngày 24 tháng 4 năm 2012 của Hiệu trường Đánh bài online
với vị trí và chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Vị trí và chức năng Phòng Tổ chức cán bộ là đơn vị chức năng thuộc Đánh bài online
, có chức năng tham mưu và giúp Hiệu trưởng quản lý, thực hiện công tác tổ chức bộ máy; nhân sự; thực hiện chế độ, chính sách; công tác thanh tra, bảo vệ chính trị nội bộ.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Công tác tổ chức bộ máy:
1.1. Xây dựng quy hoạch, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường;
1.2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị xây dựng chức năng, nhiệm vụ của Trường và các đơn vị thuộc và trực thuộc Trường;
1.3. Xây dựng, theo dõi thực hiện Quy chế tổ chức hoạt động của Trường và các văn bản về công tác tổ chức cán bộ của Trường;
1.4. Thực hiện công tác quản lý đối với các hội, câu lạc bộ do Trường thành lập theo quy định;
1.5. Tổ chức thực hiện nội dung về cải cách tổ chức bộ máy, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức và người lao động;
2. Công tác quản lý nhân sự:
2.1. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển đội ngũ công chức, viên chức, người lao động hằng năm và từng giai đoạn. Thực hiện công tác quản lý nhân sự trong toàn Trường;
2.2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị xác định vị trí việc làm và cơ cấu viên chức, người lao động theo chức danh nghề nghiệp; tổng hợp, thẩm định vị trí việc làm trình Hiệu trưởng phê duyệt;
2.3. Tổ chức thực hiện quy trình tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển, chấm dứt hợp đồng; phối hợp với các đơn vị liên quan đánh giá hết thời gian tập sự, trợ giảng đối với viên chức, người lao động;
2.4. Tổ chức thực hiện các quy định về tiêu chuẩn chức danh viên chức quản lý các đơn vị. Thực hiện công tác quy hoạch và quy trình bổ nhiệm viên chức quản lý các đơn vị;
2.5. Thường trực Hội đồng đánh giá, phân loại đơn vị, công chức, viên chức, người lao động hằng năm theo quy định;
2.6. Thực hiện công tác quản lý hồ sơ, lý lịch công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật;
2.7. Tham mưu giúp Hiệu trưởng về phân cấp quản lý và hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị về công tác quản lý nhân sự. Theo dõi, tổng hợp, xác nhận ngày công lao động; kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động của công chức, viên chức, người lao động theo quy định của Trường và pháp luật;
2.8. Thực hiện công tác thống kê, báo cáo thuộc nhiệm vụ được phân công theo yêu cầu của Trường và các cơ quan chức năng.
3. Công tác chế độ, chính sách:
3.1. Phổ biến các văn bản liên quan và thực hiện chế độ chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động trong Trường;
3.2. Thường trực Hội đồng nâng lương, thăng hạng và thay đổi chức danh nghề nghiệp. Theo dõi, xác nhận hệ số lương, tiền công, các khoản phụ cấp và cung cấp các dữ liệu lao động cho Phòng Kế hoạch - Tài chính để cấp lương và các khoản thu nhập khác cho công chức, viên chức và người lao động. Đối chiếu kiểm tra số tăng, giảm về lương công chức, viên chức, người lao động theo quý, năm;
3.3. Quản lý chế độ bảo hiểm; thực hiện chế độ bảo hiểm, thủ tục nghỉ chế độ cho viên chức, người lao động thuộc Trường;
3.4. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức, người lao động;
3.5. Chủ trì, phối hợp cử công chức, viên chức, người lao động đi đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước; cử đi thăm thân, tham quan ở nước ngoài;
3.6. Thực hiện quy trình cử viên chức tham gia dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
3.7. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng định mức lao động, giao khối lượng giảng dạy, khối lượng giờ nghiên cứu khoa học.
4. Thường trực hội đồng kỷ luật; theo dõi và thực hiện công tác kỷ luật đối với viên chức, người lao động.
5. Thực hiện công tác thanh tra, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo.
6. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ:
6.1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong Trường;
6.2. Phối hợp với các đơn vị trong Trường, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
6.3. Theo dõi, tổng hợp tình hình tư tưởng của công chức, viên chức, người lao động trong Trường; kịp thời phản ánh, đề xuất biện pháp giải quyết những sai lệch, vướng mắc của công chức, viên chức, người lao động.
7. Thừa lệnh Hiệu trưởng ký các văn bản, giấy tờ liên quan đến công chức, viên chức và người lao động thuộc Trường theo thẩm quyền được giao.
8. Quản lý và tổ chức đánh giá viên chức, người lao động thuộc Phòng; tham gia đánh giá công chức, viên chức và người lao động theo quy định.
9. Quản lý và sử dụng tài sản, thiết bị, cơ sở vật chất được giao theo quy định của Trường và của pháp luật.
10. Xây dựng dự toán tài chính thực hiện nhiệm vụ hoạt động hằng năm theo kế hoạch của đơn vị và các hoạt động đơn vị được giao chủ trì thực hiện.
11. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê định kỳ và theo yêu cầu của Hiệu trưởng về hoạt động của Phòng.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
3. Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc 1. Cơ cấu tổ chức
a) Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng.
b) Các Tổ, Bộ phận chuyên môn theo quy định.
2. Chế độ làm việc
2.1. Trưởng phòng
a) Trưởng phòng có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Phòng được quy định tại Điều 2 của Quy định này và chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động của Phòng trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Phòng.
b) Căn cứ vào các quy định của pháp luật và tình hình thực tế phát triển của Phòng, Trưởng phòng đề xuất Hiệu trưởng quyết định thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể các tổ, bộ phận thuộc Phòng.
c) Khi vắng mặt và nếu thấy cần thiết, Trưởng phòng ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Trưởng phòng điều hành công tác, giải quyết công việc của Phòng.
2.2. Phó Trưởng phòng
a) Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng thực hiện nhiệm vụ do Trưởng phòng phân công; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công.
b) Khi được Trưởng phòng ủy quyền bằng văn bản để điều hành công tác, giải quyết công việc của Trưởng phòng trong thời gian Trưởng phòng vắng mặt, Phó Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ trong thời gian được ủy quyền; không được ủy quyền lại cho người khác những nội dung được Trưởng phòng ủy quyền.
2.3. Viên chức và người lao động
Viên chức và người lao động thuộc Phòng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn do Trưởng phòng phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao.
2.4. Tổ trưởng, Trưởng bộ phận thuộc Phòng
Tổ trưởng, Trưởng bộ phận thuộc Phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của tổ, bộ phận.
2.5. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, viên chức và người lao động thuộc Phòng thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật hiện hành, Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường.