Đánh bài online Nền tảng tin cậy

Hội nghị xây dựng chương trình đào tạo trình độ đại học chuyên ngành Văn thư – Lưu trữ

Thứ năm - 04/06/2020 00:30

Hội nghị xây dựng chương trình đào tạo trình độ đại học chuyên ngành Văn thư – Lưu trữ

Sáng 03/6/2020, Đánh bài online đã tổ chức Hội nghị chuyên gia “Xây dựng chương trình đào tạo trình độ đại học chuyên ngành Văn thư – Lưu trữ”. TS.Lê Thanh Huyền, Phó Hiệu trưởng Nhà trường và TS.Trần Thị Loan, Trưởng khoa Văn thư-Lưu trữ chủ trì.
Hội nghị là dịp lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý và các cơ quan sử dụng lao động góp phần hoàn chỉnh những vấn đề đang được xã hội quan tâm như: Chương trình đào tạo, sản phẩm đào tạo, chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu nhân lực văn thư – lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức.
 
TS. Lê Thanh Huyền, Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu khai mạc Hội thảo
 
Tham dự có PGS.TS. Đào Đức Thuận, Trưởng Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn; PGS.TS. Vũ Thị Phụng, Nguyên Trưởng Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn; Bà Mai Thị Thơm, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính, Văn phòng Chính Phủ; Ths. Đỗ Thị Liên, Trưởng phòng Hành chính, Tổng Cục Hải Quan; TS.Trần Việt Hoa, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc Gia III; Ths. Trần Mai Hương, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc Gia I và đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng viên trong và ngoài trường cùng tham dự.
 
TS Trần Thị Loan, Trưởng khoa Văn thư-Lưu trữ phát biểu tại Hội nghị
 
Văn thư - lưu trữ là ngành học được lãnh đạo Nhà trường xác định là ngành học trọng điểm, mũi nhọn của Đánh bài online với mục tiêu đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực lưu trữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập của đất nước. Đứng trước những yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội và của ngành Nội vụ trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trường Đai học Nội vụ Hà Nội đã xây dựng Đề án mở chuyên ngành Văn thư – Lưu trữ. Hội nghị “Xây dựng chương trình đào tạo trình độ đại học chuyên ngành Văn thư – Lưu trữ” là dịp lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý và các cơ quan sử dụng lao động xoay quanh những vấn đề đang được xã hội quan tâm như: Chương trình đào tạo, sản phẩm đào tạo, chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu nhân lực văn thư – lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức.
Phát biểu khai mạc, TS Lê Thanh Huyền, Phó Hiệu trưởng Nhà trường đã vui mừng gửi lời cảm ơn về sự hiện diện của quý vị đại biểu, các nhà khoa học... Bên cạnh đó, TS Lê Thanh Huyền đã khẳng định sự cần thiết của việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội, của ngành nội vụ trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Đánh bài online đã xây dựng Đề án mở chuyên ngành Văn thư -Lưu trữ, ngành Lưu trữ học.
“Việc tổ chức hội nghị, xin ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý và các cơ quan, tổ chức sử dụng lao động để làm rõ những vấn đề hiện nay đang được xã hội quan tâm về chương trình đào tạo, sản phẩm đào tạo, chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu nhân lực văn thư - lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức... là thực sự cần thiết và rất kịp thời, có ý nghĩa rất quan trọng cho sự phát triển chuyên ngành Văn thư – Lưu trữ của Khoa và Nhà trường” – TS Lê Thanh Huyền nhấn mạnh.
Hội nghị đã tập trung thảo luận và xin ý kiến về những vấn đề như: Chuẩn đầu ra trình độ đại học chuyên ngành Văn thư - Lưu trữ; Khung chương trình đào tạo đại học chuyên ngành Văn thư - Lưu trữ; Đánh giá chất lượng đào tạo ngành Lưu trữ học từ năm 2012 đến nay; Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực văn thư, lưu trữ trong thời gian tới...

 
PGS.TS. Vũ Thị Phụng, Nguyên Trưởng Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tham luận tại Hội nghị
 
Phát biểu tham luận tại Hội nghị, PGS.TS. Vũ Thị Phụng, Nguyên Trưởng Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã chỉ ra rằng: Việc mở chuyên ngành không phải là mới đối với việc đào tạo ngành lưu trữ học ở Việt Nam. Việc tổ chức hội nghị xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành Văn thư lưu trữ là rất kịp thời, đáp ứng nhu cầu xã hội. PGS.TS. Vũ Thị Phụng đề nghị nhóm xây dựng đề án cần làm rõ: Chuyên ngành là gì? Sự khác nhau giữa ngành và chuyên ngành. Bên cạnh đó, PGS.TS. Vũ Thị Phụng cũng chỉ ra rằng để tham khảo được chương trình đào tạo ngành/chuyên ngành của nước ngoài là rất khó. Phần lớn, các nước trên thế giới đều quản lý theo vòng đời tài liệu, do đó không có khái niệm văn thư, không có sự tách biệt giữa văn thư và lưu trữ. Việc Việt Nam tồn tại quan điểm cho rằng công việc văn thư đơn giản, chỉ được hưởng lương cán sự đã làm khó cho việc mở ngành/chuyên ngành văn thư ở bậc đại học.
Nếu tư duy về công tác văn thư là việc thực hiện nghiệp vụ quản lý thông tin hiện hành (quản lý thông tin văn bản) thì việc mở chuyên ngành VTLT là thuận lợi và cấp thiết. Trong đó, thiếu căn cứ pháp lý xây dựng chuyên ngành VTLT; Cần bổ sung cụ thể phần thông tin thư viện (số lượng, chất lượng sách, tài liệu về phục vụ chuyên ngành VTLT); Cần viết kỹ hơn phần HTQT với Viện Văn bản và Lưu trữ toàn Nga vì liên quan trực tiếp; Nhóm học phần nghiệp vụ lưu trữ cần phải đưa vào khối kiến thức chuyên ngành; Lưu ý mục tiêu đào tạo của các bậc khác nhau: đại học - cơ bản; cao học - nâng cao; tiến sĩ - chuyên sâu.

 
PGS.TS. Đào Đức Thuận, Trưởng Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tham luận tại Hội nghị
 
Theo PGS.TS. Đào Đức Thuận, Trưởng Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn: Phần mục tiêu chưa hoàn toàn phù hợp với cử nhân văn thư lưu trữ. Cần xác định lại mục tiêu cho thống nhất theo hướng ứng dụng (đáp ứng sự phát triển của mô hình doanh nghiệp tại Việt Nam) để làm cơ sở xác định tên học phần, đề cương học phần.
 
TS.Trần Việt Hoa, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc Gia III đóng góp ý kiến dưới góc nhìn của nhà tuyển dụng việc làm
 
Đối với TS.Trần Việt Hoa, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc Gia III cho rằng việc mở thêm chuyên ngành đào tạo VTLT là 1 bước tháo gỡ khó khăn trong công tác tuyển sinh của nhà trường và tuyển dụng nhân sự của các cơ quan, tổ chức; giúp nâng cao vị thế của người làm văn thư, lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức.
 
Hội nghị đã kết thúc thành công, tốt đẹp... các đại biểu cùng lưu lại ảnh kỷ niệm
 
Đông đảo ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học đều đánh giá cao việc xây dựng chương trình đào tạo, một mặt phải đáp ứng nhu cầu thực tiễn, mặt khác phải đón đầu xu hướng phát triển của ngành. Tuy nhiên, cũng cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu quản lý, xử lý văn bản và lập hồ sơ tài liệu điện tử đáp ứng xu hướng tất yếu. Bên cạnh đó, cần phát huy thế mạnh của trường trong việc đào tạo theo hướng ứng dụng, đáp ứng yêu cầu của các cơ quan ngay sau khi ra trường.
Hội nghị đã khẳng định việc xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành văn thư lưu trữ là việc làm cần thiết, xác định lại định hướng đào tạo là ứng dụng, từ đó sẽ xác định đúng chuẩn đầu ra và đề cương học phần, bổ sung luận giải về sự cần thiết của việc xây dựng chương trình đào tạo./.

 

Tác giả: Văn Thủy, Khoa Văn thư Lưu trữ

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đánh bài online
Thống kê
  • Đang truy cập11
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay3,724
  • Tháng hiện tại118,913
  • Tổng lượt truy cập6,905,329
Cố vấn học tập
Nop san pham khoa hoc
Trung tâm Thông tin Thư viện
Cổng thông tin Sv.georgfilm.com
Thi truc tuyen
http://tongdai111.vn/
Phân hiệu tại Quảng Nam
Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ
Trung tâm Dịch vụ công
Tạp chí Khoa học Nội vụ
Phân hiệu tại Tp Hồ Chí Minh
Viện nghiên cứu và phát triển
Dang ky tin chi
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi